Hải sản là một trong những loại thực phẩm quan trọng cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Hải sản chứa hàm lượng protein cao, các chất dinh dưỡng thiết yếu, axit béo Omega-3 và hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Do đó, một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại hải sản đảm bảo cho sức khỏe tim mạch của người lớn và trẻ em phát triển bình thường. Bạn có thể bổ sung hải sản vào bữa ăn hàng ngày thường xuyên. Tuy nhiên, nếu các món ăn hải sản hàng ngày của bạn không thể được gia đình ủng hộ do chế biến tanh, bạn có thể áp dụng các cách dưới đây với một số loại hải sản thông thường như mực, tôm, cua, cá biển.
Mục Lục
Lưu ý trong quá trình sơ chế hải sản
Đầu tiên, trong quá trình sơ chế hải sản bạn cần lưu ý các điểm sau:
Sơ chế: tất cả các loại hải sản phải được rửa thật kỹ, khoảng 3 lần, vớt ra để ráo nước rồi mới chế biến.
Nhiệt độ: hầu hết các loại hải sản đều bị phân hủy các chất tanh ở nhiệt độ cao. Vì vậy, khi nấu, nên mở nắp nồi để mùi tanh có thể bốc hơi dễ dàng.
Gia vị: ưu tiên sử dụng những loại gia vị thơm như tiêu, ớt, gừng, hành, rau răm, rau cần… hay các loại gia vị chua như chanh, khế, me, giấm… vừa giúp khử mùi tanh hiệu quả, vừa tăng hương vị và màu sắc cho món ăn.
Cách khử mùi tanh các loại hải sản
Cá biển là món ăn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là các khoáng chất, kẽm và omega-3. Tuy nhiên cần lưa ý kỹ trong khâu sơ chế để khử được hết mùi tanh, vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Để khử sạch mùi tanh của những loài cá biển, khi sơ chế bạn nhất định phải cắt bỏ mang, cắt vây, đánh vẩy, đặc biệt là phải lấy sạch máu trong bụng cá ra, nhất là máu ở xương sống và màng đen ở phần bụng, vì lớp màng đen này chính là yếu tố chính làm nên mùi tanh của cá.
Sau đó rửa cá thật sạch 2-3 lần. Bạn có thể dùng rượu trắng để ngâm cá khoảng 10 phút để khử sạch mùi. Bạn cũng có thể thay bằng nước vo gạo hoặc nước trà xanh tươi rồi ngâm cá trong 15 phút.
Tôm
Tôm sau khi mua về, bạn cắt bỏ râu và rút phần chỉ đen trên lưng tôm. Nếu tôm còn nhỏ thì bạn có thể để ăn cả vỏ và chân để có nhiều canxi, còn không bạn cứ lột vỏ ra bình thường.
Sau đó bạn ngâm tôm trong một hỗn hợp gồm muối, đường, rượu trắng và nước pha loãng. Việc này sẽ giúp tôm vừa sạch mùi tanh lại còn săn chắc giòn thịt hơn sau khi chế biến thành món ăn.
Mực
Sau khi mua mực về, bạn rửa sạch phần mực đen còn đọng lại, rút phần sụn xương trong bụng mực ra rồi rửa sạch lại với nước thêm 2-3 lần. Sau đó, bạn cho một ít trà khô vào nồi nước rồi đun sôi. Cho mực vào chần sơ qua nồi nước sôi, thấy mực hơi săn lại thì vớt ra để ráo.
Bạn có thể rửa mực một lần nữa qua rượu trắng để đảm bảo sạch mùi tanh. Đặc biệt trước khi nấu, bạn có thể ướp mực với một chút dầu mè để mực thơm hơn.
Ốc
Sau khi mua ốc về, bạn ngâm cho nhả bùn, nhớt và chất bẩn ra. Sau đó rửa sạch lại rồi ngâm thêm 15 phút trong nước vo gạo để khử mùi tanh của ốc. Nếu bạn làm ốc luộc thì nên cho lá bưởi, lá chanh hoặc lá ổi, thêm sả đập dập và ớt cắt khoanh vào để khử mùi và cũng dậy hương thơm lừng cho món ăn.
Cua, ghẹ
Cua ghẹ sau khi mua về bạn cũng rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó bạn dùng gừng giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho vào hỗn hợp ướp cua. Ở khâu nấu bạn có thể thêm khoảng 2 muỗng cà phê rượu trắng vào nữa, đảm bảo cua sẽ sạch mùi tanh.