Tiêu chảy ở trẻ em được định nghĩa là phân lỏng từ 3 lần trở lên bất thường trong 24 giờ. Tính chất lỏng của phân đóng vai trò quan trọng, nếu trẻ đi tiêu nhiều mà phân vẫn bình thường, không có dịch thì đó không phải là tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em rất phổ biến, trẻ dưới 3 tuổi bị tiêu chảy trung bình khoảng 3-4 đợt mỗi năm. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý khi trẻ bị tiêu chảy sẽ giúp trẻ lấy lại cân nặng và chức năng đường ruột nhanh chóng.
Mục Lục
Trẻ mắc bệnh tiêu chảy
Biểu hiện đầu tiên của bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường là đi tiêu phân lỏng nước; mùi hôi tanh. Bé có dấu hiệu mệt, quấy khóc nhiều, nôn. Trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ khi bị bệnh tiêu chảy.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy là do nhiễm trùng đường ruột. Bệnh gây ra bởi một số ký sinh trùng, vi khuẩn thâm nhập vào đường ruột. Vi khuẩn và ký sinh trùng có trong thức ăn ôi thiu và thực phẩm bẩn hoặc môi trường sống kém vệ sinh sẽ vào cơ thể theo đường tiêu hóa.
Ngoài ra khi trẻ mắc chứng kích thích ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac. Hay dị ứng thức ăn cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. Đặc biệt việc sử dụng kháng sinh kéo dài cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau khi bị tiêu chảy
Cho trẻ ăn cháo, súp và các món ninh, hầm
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau khi bị tiêu chảy. Vậy cha mẹ cần chăm sóc trẻ như thế nào?
Cháo được sử dụng như một loại thực phẩm thiết yếu cho trẻ bị tiêu chảy giúp trẻ dễ tiêu hóa; tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Có thể cho trẻ ăn các món như: cháo thịt gà băm nhỏ, súp, các món ninh, hầm. Các loại cháo kết hợp với hoa quả cũng bổ sung nhiều dinh dưỡng cho trẻ.
Sử dụng máy xay sinh tố để làm nát hoa quả rồi cho vào làm cháo.
Cho trẻ ăn trái cây
Bên cạnh cháo cung cấp đạm và năng lượng thì các loại hoa quả cung cấp vitamin cũng tốt cho trẻ trong trường hợp bị tiêu chảy. Các loại hoa quả như chuối, cam, xoài, hồng xiêm…
Không chỉ với trẻ bị tiêu chảy mà việc chế biến thức ăn cho trẻ cũng cần phải lưu ý ở khâu vệ sinh. Khi chế biến thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy, thức ăn cần nấu kỹ; đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, cần nấu lại thức ăn sau khi đã nấu sẵn.
Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Các dụng cụ cho trẻ ăn như bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa càn được nhúng vào nước sôi trước bữa ăn.
Cho trẻ uống đủ nước
Bù nước rất cần cho trẻ bị tiêu chảy vì khi bị tiêu chảy trẻ bị mất nước và điện giải. Nếu không kịp thời bổ sung đủ nước và điện giải có thể ảnh hướng đến sức khoẻ. Do đó, sau mỗi lần tiêu chảy, cần phải cho trẻ uống nước ngay. Ngoài ra, cần pha cho trẻ uống oresol với đúng 1 lít nước, cho uống từ từ.
Những loại thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
Không nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước giải khát khi đang bị tiêu chảy. Vì các thành phần trong những loại thực phẩm này có thể làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
Không nên dùng các loại thực phẩm chứa nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng. Như Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ)…