Những điều cha mẹ cần làm để thân thiết với con trẻ bước vào độ tuổi vị thành niên

0 0
0 0
Read Time:6 Minute, 26 Second

Trong quá trình trưởng thành của con trẻ thì có thể nói tuổi dậy thì lại quãng thời gian tâm sinh lý trẻ có nhiều biến đổi nhất. Ở tuổi này, con trẻ trở nên lì lợm, ngang ngạch và có nhiều tâm sự hơn nhưng lại ngại chia sẻ với cha mẹ, điều này dẫn đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con trở nên xa cách hơn, không còn thân thiết như hồi con nhỏ tuổi. Cũng vì thế mà cha mẹ cần biết cách để kết nối lại với con trong giai đoạn này để cùng con trưởng thành, cho con những kinh nghiệm bổ ích. Sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một vài cách giúp cha mẹ kết nối với con ở tuổi vị thành niên trong bài viết này nhé.

Vì sao cha mẹ cần kết nối với con ở tuổi vị thành niên?

Ba điều cơ bản bạn cần có để kết nối với đứa con của mình. Đó là một tâm hồn cởi mở, một tư tưởng bình đẳng và một thái độ hỗ trợ. Trẻ càng lớn thì càng có xu hướng độc lập. Đặc biệt là khi con bước vào tuổi mới lớn. Khi mối quan tâm của con chuyển đối tượng từ bố mẹ sang bạn bè. Khi ấy bố mẹ không còn là trung tâm cuộc sống của con nữa. Làm sao để không bỏ qua giai đoạn vàng để gắn kết niềm tin, tình yêu thương với con? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Vì sao cha mẹ cần kết nối với con ở tuổi vị thành niên?
Cha mẹ cần kết nối với con ở tuổi vị thành niên

Làm cha mẹ đã là một điều khó, làm cha mẹ cho một thiếu niên còn khó hơn. Nếu bạn là cha mẹ đang nuôi con ở độ tuổi thanh thiếu niên. Việc xây dựng mối quan hệ thường có cảm giác như bạn đang cố gắng hiểu một người có lối sống và suy nghĩ hoàn toàn khác so với mình.

Tuy nhiên, có ba điều cơ bản bạn cần có để kết nối với đứa con của mình: một tâm hồn cởi mở, một tư tưởng bình đẳng và một thái độ hỗ trợ. Hãy nhớ ba điều đó, và bạn sẽ có một mối quan hệ thân thiết hơn với những cô/cậu nhà cá tính trong thời gian ngắn.

Hãy cách lắng nghe con

Bắt đầu bằng cách tìm hiểu sở thích của con. Cũng như quan hệ xã hội và trường học của chúng. Nếu bạn thấy mình hoàn toàn không biết về bất kỳ điều gì trong số đó. Hãy chủ động hỏi thăm. Điều này đặc biệt đúng đối với những bạn đang xây dựng một mối quan hệ hoàn toàn mới. Đặc biệt là với thanh thiếu niên, như cha mẹ nuôi hoặc họ hàng.

Chìa khóa quan trọng để giúp con bạn cởi mở hơn là tìm ra điểm chung giữa hai người. Nói về cuộc sống riêng của bạn như công việc hay các thú vui ngoài lề mỗi khi gặp con. Bạn không cần phải giả vờ rằng bạn cũng đang trải qua những thứ mà con bạn đang trải qua. Nhưng việc bạn cởi mở chia sẻ trước có thể tạo nên điều kỳ diệu cho mối quan hệ này.

Nếu bạn dường như không tương đồng với con về bất cứ điều gì, đừng hoảng sợ. Đây là cơ hội tốt để im lặng và chỉ lắng nghe. Bạn chỉ cần ủng hộ và không cắt ngang lời con. Nếu con đang nói những điều bạn không thích hoặc không đồng ý. Tư duy cởi mở là rất quan trọng nếu bạn muốn xây dựng niềm tin. Và chứng minh rằng bạn sẽ không từ chối con vì con người của con.

Cha mẹ hãy coi trọng sự phát triển của con

Trong những năm thiếu niên, chúng ta vẫn cần nhiều sự nuôi dạy của cha mẹ. Nhưng nó đi kèm với hy vọng rằng chúng ta sẽ được phát triển. Trong sự cân bằng giữa kỷ luật, hướng dẫn và hỗ trợ.

Cha mẹ hãy coi trọng sự phát triển của con
Cha mẹ hãy coi trọng sự phát triển của con

Khi cha mẹ nói “Khi bố mẹ ở độ tuổi của con, mọi thứ khó khăn hơn rất nhiều”. Những thanh thiếu niên thường rất nhạy cảm và cho rằng bản thân mình đang bị hạ thấp. Khiến cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái càng trở nên xa cách.

Con cái ở tuổi vị thành niên của bạn muốn được đối xử. Giống như một người lớn hơn là trẻ em. Chúng kỳ vọng được nhìn thấy sự tôn trọng của bố mẹ đối với những người trẻ tuổi như chúng.

Chân thành ủng hộ mọi quyết định của con

Điều này đòi hỏi sự kết hợp giữa hỗ trợ vật chất và tinh thần. Cũng như tài chính khi cần thiết. Về cơ bản, bạn phải có mặt và ở bên con những lúc con cần. Nếu bạn muốn chúng mở lòng với bạn. Điều này không chỉ là xuất hiện đầy đủ trong các buổi biểu diễn hay thi đấu của con. Và cũng chắc chắn không có nghĩa là bạn có thể đưa tiền cho con mình. Và mong rằng chúng sẽ dốc hết lòng vì bạn.

Hỗ trợ con cái có nghĩa là ngoài việc xuất hiện trong những khoảnh khắc tốt đẹp và nổi bật. Bạn cũng chú ý đến khoảng thời gian con mình gặp khó khăn. Và cho thấy rằng bạn cũng muốn ở bên cạnh chúng trong những nốt trầm của cuộc đời đó.

Thanh thiếu niên thường cảm thấy việc chia sẻ nỗi buồn là điều gì đó rất khó. Vì vậy đây là lúc bạn phải kiên nhẫn. Chứng minh rằng bạn sẽ không đi đâu cả và bạn sẽ không từ chối họ. Vì hoàn cảnh của họ. Hãy thể hiện tình yêu thương và sự khích lệ đối với con trong bất kì hoàn cảnh nào, đặc biệt là khi con bước vào độ tuổi vị thành niên.

Hãy dành thời gian ở bên con

Có thể có cảm giác như con bạn đang đẩy bạn ra xa. Nhưng chúng thực sự khao khát được gặp bạn thường xuyên hơn. Một khi bạn đã tìm hiểu về sở thích của chúng. Hãy thử đề xuất một trong số những sở thích đó và cùng con bạn thực hiện chúng.

Hãy dành thời gian ở bên con
Cha mẹ hãy dành thời gian ở bên con

Khi thanh thiếu niên cảm thấy bị quản lý thường xuyên và chặt chẽ. Chúng có thể bực bội và xa cách người đặt ra những luật lệ đó. Nhưng nếu con cảm thấy như bạn quan tâm đến việc dành thời gian để thực hiện những sở thích của con, thì có nhiều khả năng đứa con cá tính của bạn sẽ cho bạn cơ hội được rút ngắn khoảng cách giữa hai người. Tìm hiểu về ngôn ngữ tình yêu của con, cách chúng thể hiện và đón nhận tình yêu. Đây có thể là một công cụ tuyệt vời để gắn bó và xây dựng sự kết nối bền chặt.

Việc gắn kết với một ai đó cần có thời gian, giống như mọi thứ khác trong cuộc sống. Vì vậy, hãy kiên nhẫn, cởi mở và thực tế, và bạn sẽ thấy rằng việc nuôi dạy con cái ở tuổi thiếu niên không thật sự quá đáng sợ.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

− 1 = 2